Đông trùng Hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Phần dược tính của đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.
Tên gọi đông trùng hạ thảo là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy mùa đông ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette đi ngủ đông và được bào tử nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh, vào mùa hè bào tử nấm mọc chồi từ đầu ấu trùng (nay đã thành sâu) nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Vì mùa đông là ấu trùng, mùa hè lại là thảo mộc, mùa đông là động vật, mùa hè là thực vật, và đó là lý do đông trùng hạ thảo được gọi là đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000 – 5.000 mét ở cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, loại nấm quý giá này đang dần trở nên khan hiếm do đó chúng đã được nuôi trồng rộng rãi trên quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao của con người.
Đối tượng sử dụng
Người có sức khỏe yếu, người mắc các bệnh liên quan đến tim, thận, gan, phổi, rối loạn và suy giảm chức năng tình dục, người đang điều trị ung thư, HIV/AIDS, trẻ em còi xương, chậm lớn, người lao động nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại.
Hướng dẫn sử dụng
- Liều dùng :
Liều lượng tối ưu từ 3-7 gram đông trùng hạ thảo tươi/ người/ ngày. Sử dụng liên tục và đều đặn tối thiểu 1-2 tuần tùy theo cơ địa mỗi cá nhân để đem lại tác dụng tốt nhất
Lưu ý:
+ Không rửa đông trùng hạ thảo, không dùng nhiệt độ quá 700C và tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ làm giảm hoạt chất
+ Hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
+ Không dùng cho phụ nữ có thai và người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của đông trùng hạ thảo
- Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo tươi
- Pha trà:
Đông trùng hạ thảo tươi đem hãm với nước sôi trong bình, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày (hãm khoảng 2-3 lần, sau đó dùng cả cái và nước).
- Ngâm mật ong:
Tách riêng quả thể và đế khi ngâm mật ong, chỉ ngâm quả thể. 100 gram tươi ngâm với 300ml mật ong nguyên chất, mỗi ngày dùng 10ml và và 7 – 12 sợi quả thể.
- Ngâm rượu:
Cho cả cụm (1 hộp) vào 1 – 2 lít rượu (nồng độ khoảng 38-40 độ),). Uống mỗi lần 2 chén nhỏ trong bữa ăn.
Lưu ý: để màu rượu đẹp thì cần để bình rượi ngâm ở chỗ tối, hoặc bọc giấy bạc ở bên ngoài bình rượi.
- Các món hầm:
Cho đông trùng hạ thảo tươi vào nồi áp suất, hầm khoảng 55 phút (từ khi sôi) để chiết xuất hoàn toàn. Sau đó sử dụng bình thường.
- Nấu cháo:
Dùng 10-20 thể quả Đông trùng hạ thảo với lượng gạo vừa đủ để được 1 bát cháo (khi cháo gần chín cho Đông trùng hạ thảo vào). Phương pháp này có tác dụng rất tốt đối với bệnh hen suyễn, suy dinh dưỡng và người cần hồi phục sức khỏe.
Lưu ý:
- Nếu ngâm rượu: để màu rượu đẹp thì cần để bình rượi ngâm ở chỗ tối, hoặc bọc giấy bạc ở bên ngoài bình rượi.
- Khi sử dụng Đông trùng hạ thảo (khô, tươi), không nên ngâm hay rửa với nước, mà nên cho trực tiếp sợi nấm vào món ăn sau khi nấu chín để giữ lại toàn bộ dưỡng chất, đảm bảo cho việc hấp thu hiệu quả nhất các hoạt chất tốt cho cơ thể.
- Không dùng số lượng nhiều hơn so với quy định mà nên dùng đều mỗi ngày.
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó hãy liên hệ trực tiếp Hotline: 02456789989 để được tư vấn tốt nhất.